Cây bồ-đề (bodhi tree) được gọi là ashwattha hoặc là cây đa (pippala, peepal). Theo định nghĩa thực vật học, cây bồ-đề là "ficus religiosa" và trong Phật giáo được xem là biểu tượng cho bồ-đề tâm rộng lớn, nơi khởi nguồn của trí tuệ và sự giác ngộ, nên được gọi là cây “Giác Ngộ” (Bodhi tree) hoặc cây Bồ-đề. Thờ cây Bồ-đề là đỉnh cao trong truyền thống thờ cây của Ấn Độ giáo. Sự quan trọng và thiêng liêng không chỉ nằm ở bản chất hùng vĩ của cây mà còn là sự kết hợp của sự chứng đạt vĩ đại của Đức Phật, đó là giác ngộ. Sau khi thành Chánh Quả, Ngài đã trải qua một tuần lễ - bảy ngày đêm, nhìn vào cây Bồ-đề với tất cả sự biết ơn. Cây đã che chở trong những đêm mưa gió bão bùng, những ngày nắng đốt như lửa, cây đã tỏa sáng hương vị tinh khiết cho đến khi Ngài đạt quả vị giác ngộ viên mãn. Sự thiêng liêng của cây bồ-đề cũng là biểu tượng của sự giác ngộ và là hiện thân của Đức Phật.

Một hôm nọ, khi các đệ tử viếng thăm Đức Phật ở tinh xá Kỳ Viên (Jetavana xứ Sravasti) nhưng Đức Phật đang du hóa nơi khác, mọi người buồn bã vì không được gặp Phật. Lúc đó trưởng giả cấp Cô Độc (Anathapindaka) thưa với ngài A Nan rằng: “Xin Ngài thưa với Đức Phật nên thiết lập một nơi tôn nghiêm để dâng hương hoa trà quả cúng dường cho những khi Đức Phật đi hóa duyên ngoài tu viện Jetavana...” Từ duyên cớ này, Đức Phật đã dạy ngài A Nan cho chiết một nhánh bồ-đề từ cội cây ở bồ-đề Đạo Tràng (nơi Thế Tôn thành đạo) đem về trồng tại cổng tinh xá Kỳ Viên - Jetavana. Để thể hiện sự gần gũi của bậc thầy và niềm cung kính của hàng Phật tử tại gia và xuất gia mỗi khi viếng thăm Đức Thế Tôn. Đức Phật đã ngồi thiền dưới gốc Bồ-đề này trọn một đêm. Từ đó, hình ảnh cội Bồ-đề đã trở thành sự thị hiện của Như Lai để hàng Phật tử cung kính lễ bái, thờ phượng.

Sau khi Phật nhập diệt, Hoàng đế A-dục đã hết lòng bày tỏ tâm cung kính của mình và lòng tôn trọng bảo vệ cây Bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng. Cây bồ-đề bên tòa Kim Cang (Vajrasana) chính là cây Tatpala. Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã ngồi đạt đạo dưới gốc cây, nên cây còn có tên là Tam-miệu Tam-bồ-đề (Samyak sambodhi, Bodhi druma). Thân cây màu vàng trắng, lá và nhánh cây màu xanh đậm. Dù là mùa đông hay mùa hạ, lá vẫn giữ màu sáng bóng và xanh mát quanh năm. Vào ngày Đức Phật nhập Niết Bàn lá bỗng nhiên úa vàng và rơi xuống. Nhưng thật kỳ diệu thay! Sau đó không bao lâu cây trở lại tươi tốt như trước. Cùng chung với số phận thăng trầm của lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ, đã bao lần, cây bồ-đề bị chặt đốt thiêu hủy do ngọn gió vô thường xói mòn và do lòng người tàn ác muốn xóa tan vết tích của Như Lai. Thế nhưng, kỳ diệu thay! Hạt giống bồ-đề vẫn tìm cách đâm chồi nảy lộc. Sự hồi sanh trở lại cũng bắt đầu trên những mầm hủy diệt và lên xanh tươi tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Kinh Bổn sanh Kalinga-Bodhi và Kosiya chép rằng, trong thời gian Phật còn tại thế, cây bồ-đề rất được kính trọng và thờ phượng như hiện thân của Đức Phật. Cây Bồ-đề còn được xem là một trong ba Pháp bảo thiêng liêng, với chùa (cetiya), và điện tháp (patimaghara) cùng được thờ phượng, được coi trọng như nhau. Dưới cội bồ-đề này Đức Như Lai đã vượt qua tất cả ma vương để đạt được Nhất thiết chủng trí.

Với tâm nguyện thiết tha được một lần tìm về đất Tổ. Năm 2007, trong một chuyến hành hương về Ấn Độ, Ni sư Nguyên Thiện đã đến đây, quỳ trước tòa Kim Cang dưới bóng cội bồ-đề thiêng liêng uy dũng của ngàn xưa. Trong Người mang dòng máu Như Lai, trào dâng cảm xúc nghẹn ngào của đứa Con được trở về bên quê Cha đất Tổ, như người cùng tử trên con đường xa xôi trắc trở tìm về chốn xưa. Tưởng chừng mù mịt xa xôi tuyệt vọng, nay hóa ra gần gũi thân quen. Gia tài Pháp ngữ đồ sộ còn hơi ấm Như Lai. Đức Thế Tôn - Bậc Đạo Sư của Trời Người đang ca tụng, con xin được hướng về Pháp thân vô thượng, xin được thành tâm đảnh lễ. Chí tâm cầu nguyện Đấng Từ Tôn soi sáng đạo tâm minh liễu. Đức Thế Tôn vì thương chúng sanh mà xuất hiện giữa cõi Ta Bà này, nên Ngài cũng thị hiện chung nghiệp lực với chúng sanh trong những năm tháng tu đạo và hành đạo. Những cây bồ-đề là biểu tượng của Ngài cũng chung với sự thăng trầm đến đi của thế sự...

Trong hơn hai tháng Ni Sư miệt mài cúi lạy dưới cội cây Giác Ngộ này, hầu mong tỏ ngộ chút chơn tâm và sám hối tiền khiên nghiệp chướng, Ni sư chợt nảy sinh ý nguyện muốn thỉnh hạt giống bồ-đề về bổn tự gieo trồng để ngày ngày được chiêm bái lễ lạy. Từ Bồ-đề Đạo Tràng đất Tổ, những hạt giống bồ-đề theo hạnh nguyện của người nữ lưu đã vượt trùng dương và nảy mầm trên đất Mỹ, lần đầu tiên được gieo xuống đất của tu viện Lam Viên - San Jose, California.

Hiện nay tại tu viện Huyền Không có gần cả ngàn cây bồ-đề lớn nhỏ, luôn tỏa năng lượng yêu thương và ươm mầm giác ngộ nơi mảnh đất mới này, đồng thời cũng mang lại dấu tích xưa, như lịch sử nhọc nhằn của tiền thân bậc giác ngộ. Duyên theo bước đường du hóa của Ni Sư trụ trì, đoàn cây bồ-đề được chu du nhiều nơi, có khi về tận tu viện Lam Viên, Texas; có khi phải phân chia tá túc các vườn nhà nhờ người chăm bón. Biển đời thì sóng gió, thế nhân thì thăng trầm, đoàn cây bồ-đề cùng phải duyên theo vận mệnh.

Nay hội đủ nhân duyên, đoàn cây bồ-đề xưa đã về hội tụ. Nhờ gian truân vậy nên giờ thân tướng cây khẳng khiu, rắn rỏi, thêm vào sự chăm sóc uốn nắn cần mẫn của Ni sư nên nay “mỗi cây mỗi vẻ, mười cây vẹn mười”.

 


Ni sư trụ trì bỏ nhiều thời gian công phu tu tập với cây, ngày ngày vun trồng, siêng năng tưới tẩm, khổ công uốn nắn từng cọng rễ nhỏ, như một pháp tu hằng ngày để được thấy, được biết về cây, để được nghe Pháp ngữ diệu huyền còn vang vọng từ cội cây - nơi Đức Phật thành Đạo.

Nhìn những mầm ươm BỒ ĐỀ HUYỀN KHÔNG, Ni Sư, Ni chúng và Đạo tràng nơi đây như nhận được năng lượng truyền trao từ Pháp Phật nhiệm mầu lan tỏa. Mỗi dáng cây là mỗi bài học, mỗi nét thẳng cong uốn lượn như những thông điệp không lời nhắn nhủ lan truyền năng lượng sáng trong từ giáo huấn của Như Lai “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”, nét khẳng khiu kham nhẫn tiềm tàng của nhọc nhằn tùng tiệm. Chỉ tựa mình lên một ít đất đá một ít nước tịnh thủy mà cây vươn lên dõng mãnh như hành giả đã đoạn trừ hết mọi kiết sử, vững vàng như đấng chân nhân, sáng ngời như bậc đại trí giữa khí hậu khắc nghiệt trời Tây. Những chiếc lá xanh biếc mở rộng là những huyền thư ẩn chứa vô vàn mật ngữ của Đức Thế Tôn. Ấy là quả vị của đạo tâm tôn kính, quả vị của đạo tâm kiên cố trên bước đường tiếp nhận và hoằng truyền giáo pháp Như Lai.

Trong kinh Đại Bát Niết-bàn (Maha-Parinibbana) thuộc Trường Bộ Kinh, Đức Phật dạy Ngài A Nan rằng: “Bồ-đề Đạo Tràng, nơi có cây bồ-đề là một trong bốn Thánh địa mà người con Phật với lòng kính tin nên đến để chiêm ngưỡng lễ lạy.” Ngài dạy thêm rằng: “Người nào với lòng tin tưởng khi đi chiêm bái lễ lạy Thánh tích này, sau khi chết sẽ được tái sanh vào cõi an vui.”

Và như thế, trong sứ mệnh Hoằng Pháp Lợi Sanh, những cây BỒ-ĐỀ HUYỀN KHÔNG sẽ luôn sánh bước đồng hành cùng Ni Sư trụ trì, Ni chúng và quý đồng hương Phật tử gánh vác mọi Phật sự đa đoan ở xứ người, để sẻ chia pháp lạc vô biên cùng những nụ mầm xanh tươi từ cội cây BỒ-ĐỀ an lạc.

Nơi quê nhà, con gởi trọn lòng thành kính bái vọng sang trời Tây, kính Ni sư, ni chúng và đạo tràng vô lượng an lạc, vô lượng cát tường. Con thành kính cúi lạy cây bồ-đề tu viện Huyền Không.

Pháp thân hóa cội bồ-đề
Trao cho nhân loại đường về quê hương.

Long Hải ngày 28 tháng 9 năm 2016
Đệ tử Trung Nhơn - Nguyễn Trí Phước kính bút.


______________

 

English version:



THE BODHI TREE AT HUYEN KHONG MONASTERY


The Bodhi tree is called "A asvatthi", "Pipal", "Pippali" or "ficus religiosa" (in plant definition) symbolizing the vast bodhicitta, the source of wisdom and enlightenment, also called the "Tree of Enlightenment," or " Bodhi tree."

Bodhi Tree has the highest meaning in Indian traditional tree worship. The importance and sacredness is not only lying in the majestic nature of the plant but is also the combination of great attainment of the Buddha, that is Enlightenment. After attaining Enlightenment, The Buddha spent one week - seven days and nights, looking at the Bodhi tree with all gratitude. Bodhi tree had sheltered The Buddha in the stormy rainy nights and in sunburned days. The Tree had shined pure scents until He attained perfect Enlightenment. The sacredness of Bodhi tree symbolizes the Enlightenment and the embodiment of Buddha.

One day, when the disciples visited the Buddha at the Jetavana monastery (at Sravasti), but The Buddha was traveling elsewhere, people were disappointed for not seeing the Buddha. Then bourgeois Anathanpikinda said to Ananda that, "Please, Ananda, would you please ask the Buddha to establish a sanctuary to offer incense, tea and fruit during the time Buddha going for alms outside of Jeta's Grove.” For this reason, the Buddha taught Ananda to extract a Bodhi branch from the Tree in Bodhi Gaya to plant at Jeta Grove's gate. To express closeness and belief for disciples and priests as they visited Him, The Worthy One had meditated under this Bodhi Tree one full night. Since then, the image of The Bodhi tree has become the appearance of Buddha to be revered and worshiped.

After Buddha entering the Nirvana, Emperor Ashoka had wholeheartedly expressed his reverence, respect and protection toward the Bodhi tree in Bodh Gaya. The Bodhi tree at Vajrasana is the Tatpala tree. In the old days when the Buddha was still alive, He sat and achieved Enlightenment under this Tree, thus, the Tree is also called Samyak sambodhi, Bodhi druma (Correct Universal Intelligence). Bodhi Tree has a yellow white trunk and dark green branches and leaves. Whether winter or summer, the leaves remain green and with shiny colors all year round. On the day Buddha attained Nirvana, the leaves suddenly yellowed and fell. Manic is rather amazing! Not long after the Tree was lush just as before.

Together with the vicissitudes of Buddhism history in India, no matter how many times Bodhi tree was destroyed by natural disaster and by cruel hearts who wanted to erase traces of Tathagata. Yet, miraculously! Bodhi seeds still found ways to bud. The rebirth started on the germ of destruction and green growing on stronger.

Jataka Kalinga-Bodhi and Kosiya says that, in the Buddha's time, the Bodhi tree is revered and worshiped as the incarnation of Buddha. Bodhi tree is also known as one of the three sacred Dharmas, along with the temple (cetiya), and tower (patimaghara), together worshiped and equally respected.

Under this Bodhi Tree, Tathagata had overcome all the Kings of maras, to achieve the Perfect knowledge of all thing.

With an attempt to pay a visit to the Ancestor land, in 2006, in a pilgrimage to India, Venerable Nguyen Thien came here, kneeled in front of the Vajra and under the shadow of the ancient sacred Bodhi Tree. She strongly felt as a descent of the Tathagata and was moved by tears, as a child returned to Father, as the Worst one challengedly found the way to the Truth. Seemed far away but nearby. The giant Dharma treasure seemed still containing Tathagata's warmth. The Worthy One, The Master of all beings is being praised, I would like to vow toward the Dharmakaya (the body law) and fell prostrate in worship. Praying for the mind and intelligence to be illuminated. The Enlightened One, for the love of all sentient beings, had appeared in this world of dukkha, so He also appeared to receive the same karma with everyone else while practicing dharma. Therefore the Bodhi trees, that are part of The Holy One’s symbols, also rise and fall over time…

For nearly 3 months, Ven Nguyen Thien devoted herself to bow under the Tree of Enlightenment, in order to be awakened and to repent from infinite reincarnations

from the past to the present. One day an idea came to her mind to bring the Bodhi seeds back to her home temple so everyday she can bow and practice dharma in front of it. From the Bodh Gaya in the Ancient land, Bodh seeds were carefully brought to the Lam Vien pagoda (California) for cultivation.

Nowadays at the Huyen Khong monastery there are thousands of young and big Bodhi Trees radiating energy and love in this new land. Inherited ancient traces, as the hardship history of the predecessor's enlightenment, followed Ven's journey to go about teaching and converting sentients beings. Sometimes the Bodhi Trees have traveled far to be resided at Lam Vien pagoda (Texas), sometimes resided at lay Buddhists' houses in the Sanga. The decay, ups and downs of life and people have made the Bodhi Trees under the control of their fates.

At the present the trees are blessed to be gathered back at one place. After these challenges which have resulted in scrubby trunks, but with Ven's arduous hours spending to re-shape the Trees' form and adding diligent care made each Tree a unique beauty. The Ven spent time practicing with Tree, cultivating every day, diligently watering, shaping each small root stalks. As a daily practice, to See, to Know and to Listen to the Dharma from the Tree as in the ancient day when The Buddha achieved Enlightenment.

Looking at the young HUYEN KHONG Bodhi, Ven, Nuns and Buddhists in the Gaya here are absorbing power from miraculous and spreading Dharma. Each spindly trunk has characterized tremendous endurance for a strong rise. Only able to lean on a small stone, take in a few drops of pure water each day, but the trees were able to rise up like a practitioner who has gained wisdom despite the West harsh climate. Each green and wide open leaf contains countless hidden Buddha's messages. It is the fruition of revered spirituality, the fruition of spirituality solidly in receiving and following Tathagata's way.

In the Nirvana Sutra (Maha-Parinibbana), The Buddha taught Ananda that, "Bo-Gaya, where exist the Bodhi Tree is one of four reverences for Buddhists to believe, to come to admire and prostrate ".

He taught that: "Any person with this belief will be reborn happily."

And so, in the mission of widely proclaiming the Buddhist truth for all sentient beings, HUYEN KHONG Bo Tree will always accompany Ven, Nuns and fellow Buddhist in the Sanga, to shoulder all Buddha's work in this land, to share religious joy from green and young seeds of the peaceful Bo Tree.

From our homeland, I would like to send my wholehearted reverence to Venerable Nguyen Thien, Nuns, and fellow Buddhists in the Sanga in the West, wishing all of you countless peace, joy and great fortune. I would bow respectfully The Bodhi Tree at HUYEN KHONG Monastery.

The embodiment is now the Bo Tree.
In this contains the way for all being to come back to the homeland

NAMMO MERIT AND VIRTUE MAHABODDHISATTVA!

Long Hai September 28, 2016
Layman Trung Nhon.